Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

CHỨNG BẤT LỰC Ở NAM GIỚI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ



Người đàn ông bị suy giảm khả năng tình dục thường giấu giếm tình trạng của mình do mặc cảm nhưng thực ra, đây là một bệnh khá phổ biến. Một nghiên cứu ở Đức cho thấy, 67% nam giới có vấn đề về dương sự (chủ yếu là xuất tinh sớm và liệt dương). Theo các nghiên cứu của Pháp và Mỹ, tỷ lệ này xấp xỉ 50%.


Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương cứng do không ham muốn, hoặc có ham muốn nhưng không "lên" được, hay có thể cương khi được kích thích nhiều, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại như cũ. Các nguyên nhân gây bất lực bao gồm:


- Sự thiếu hụt hoóc môn testosterone, thường thấy ở những người bị thiến, người bị teo tinh hoàn (thường do quai bị), suy tuyến yên, u tuyến yên hoặc có bệnh làm tăng oestrogen (hoóc môn nữ).


- Các dây thần kinh chi phối khả năng tình dục bị tổn thương, xảy ra ở người nghiện (rượu, thuốc lá, ma tuý) hoặc người bị bệnh tiểu đường.


- Có tổn thương tuỷ sống, phải trải qua các phẫu thuật vùng bẹn và tiểu khung; hoặc mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, động kinh, giang mai, tụ máu dưới màng cứng.


- Có bệnh hoặc dị tật ở cơ quan sinh dục, bị tâm thần phân liệt, hysterie, stress. Yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính gây bất lực ở những người đàn ông này.


- Dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần loại barbituric, thuốc chữa cao huyết áp (như reserpin), các nội tiết tố nữ...


Chứng bất lực có thể điều trị bằng Đông y hoặc Tây y. Tây y thường điều trị theo các nguyên nhân gây bệnh kể trên. Chẳng hạn, nếu bị bất lực do giảm testosterone, có thể bổ sung bằng cách dùng thuốc Androtardyl hoặc Testosterone Retard (mỗi ống 250 mg, tiêm bắp thịt 1 ống/tháng), hoặc Andriol (mỗi viên 40 mg, 3 tuần đầu uống 4 viên/ngày, 1 tháng tiếp đó uống 1 viên/ngày).


Nếu nguyên nhân gây bệnh là suy tuyến yên, cần tiêm bắp thuốc Gonadotropine (1.500 IU/ống, mỗi tuần 2 ống, liên tục 6 tuần). Nếu có vấn đề về tâm thần kinh, có thể dùng thuốc bổ trợ cương cứng, chẳng hạn Papaverine (tiêm vào thể hang, tuần 2 lần) hoặc Prostoglandin E1.


Bệnh nhân cần được phẫu thuật nếu nguyên nhân gây bất lực là dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý như chít hẹp động mạch dương vật, thoát tĩnh mạch sớm...


Trong Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận". Danh y Hải Thượng Lãn Ông viết: "Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa của tinh huyết". Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Sau đây là một bài thuốc cụ thể:


Sinh hải hà (tôm biển sống) 500 g, hạnh đào nhân 80 cái, dâm dương hoắc 200 g, rượu nếp 250 ml. Đun nóng rượu, cho tôm biển vào ngâm kỹ, sau đó đem ra sấy khô. Hạnh đào nhân bỏ vỏ, ngâm nước muối, sấy khô, tán nhỏ cùng với tôm. Đem bột này chia thành 20 gói.


Dâm dương hoắc chia làm 20 phần, mỗi ngày lấy một phần sắc lấy 100 ml nước, trộn với một gói bột thuốc để uống. Mỗi đợt điều trị kéo dài 2 tháng; thường thấy kết quả rõ rệt sau 2 tuần.


Chữa u sơ tiền liệt tuyến bằng cây chùm ngây

Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.


Hoa cây chùm ngây được cho là có tính kích dục


(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét