Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

TRÀ CHÙM NGÂY- GIẢI PHÁP LÀM ĐẸP TUYỆT VỜI CHO PHỤ NỮ TỪ BÊN TRONG





 TRÀ CHÙM NGÂY- GIẢI PHÁP LÀM ĐẸP TUYỆT VỜI CHO PHỤ NỮ TỪ BÊN TRONG


Công việc quá tải, cuộc sống gặp quá nhiều stress sẽ khiến số lượng các gốc tự tăng cao bất thường, vượt khỏi tầm khống chế bình thường của hàng rào bảo vệ các chất chống ôxy hóa , khiến sự lão hóa trở nên nhanh chóng.
Để chống lại các gốc tự do, cần tăng cường các chất chống ôxy hóa từ đó kéo dài sự thanh xuân, giữ gìn nét tươi trẻ. có nhiều ở rau quả, bao gồm: vitamin E, vitamin C, beta-caroten, vitamin P, vitamin nhóm B; các chất màu trong rau quả; tanin của trà; các chất khoáng K, Mg, Zn, Cu, Se, Fe; một số axit hữu cơ.
Ngoài ra, chất xơ từ rau quả giúp cải thiện tình trạng táo bón, hiện tượng gây ứ đọng các chất cặn bã cùng với các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa, tiêu hóa, sẽ qua thành ruột ngấm ngược trở lại vào máu, gây ức chế một loạt các phản ứng chuyển hóa, và biểu hiện dễ thấy nhất là nổi mụn ngoài da và cảm giác khó chịu bứt rứt, ngủ không ngon giấc.
Thực phẩm của nhan sắc
• Thức ăn giàu vitamin E: Giá đỗ, dầu thực vật.
• Thức ăn giàu beta-caroten: Các loại rau quả có màu vàng, đỏ, da cam, như ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, hay xanh sẫm như rau muống, hành lá…
• Thức ăn giàu vitamin C: Các loại rau quả có màu vàng đỏ như ớt ngọt, cà chua. Các rau xanh như rau ngót, rau mùi, mồng tơi, súp lơ, hành tươi. Các loại quả như cam, chanh, quýt…
• Thức ăn giàu selen: Rau ngót, rau muống, rau cải bắp.
• Thức ăn giàu axit folic, vitamin K: Các loại rau lá xanh sẫm như rau muống, hành lá, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi…
• Thức ăn có nhiều vitamin nhóm B như B1, B2: Các loại rau, đậu. Các vitamin này rất cần trong chuyển hóa, giúp có một làn da đẹp, ăn uống ngon miệng.
• Ngoài ra, trong các loại trà, đều có một loại chất chống ôxy hóa làm mất tác dụng của các gốc tự do.
Ăn nhiều gia vị (hành, hẹ, húng, diếp cá, lá lốt, rau thơm, rau mùi, rau răm, tỏi, gừng, riềng, nghệ…) và ăn nhiều quả chín cũng sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các chất khoáng, làm cho đội ngũ bảo vệ AO trở nên hùng hậu để chống lại các phần tử gây rối là các gốc tự do.
Các sản phẩm chế biến từ đậu nành có ít cholesterol lại nhiều protein thực vật dễ tiêu hóa, đồng thời tăng cường các AO như vitamin E, vitamin C, beta-caroten có tác dụng tốt trong sự chuyển hóa cholesterol.
Nếu bạn quá bận không có thời gian,  hãy tìm đến trà chùm ngây hoặc rau chùm ngây mỗi ngày vì đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời và khá đầy đủ  để bảo vệ ,giúp ích cho sắc đẹp của bạn

cây chùm ngây
Theo nghiên cứu khoa học 100gram chùm ngây có hơn 90 chất dinh dưỡng gồm:
  • Cây chùm ngây có Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam
  • Cây chùm ngây có Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt
  • Cây chùm ngây có Calcium 4 lần nhiều hơn sữa
  • Cây chùm ngây có Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi
  • Cây chùm ngây có Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua
Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ at-xit A-min, thông thường at-xit A-min chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.
  • Cây chùm ngây có Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối
Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh .

                                                                        (Theo TraChumNgay.com)

Đ biết thêm thông tin khoa học v cây chùm ngây hoc mua trà chùm ngây, rau chùm ngây. Xin vui lòng liên h:

CÔNG TY CỔ PHẦN CONEK 911

Địa chỉ: tầng 1, tòa nhà PVFCo, 43 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM
ĐT: 0938 444 911 – (08) 38 336 911

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

SẢN PHẨM CHÙM NGÂY - SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH CỦA NHỮNG AI MUỐN KHỎE, ĐẸP

SẢN PHẨM CHÙM NGÂY - SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH CỦA NHỮNG AI MUỐN KHỎE, ĐẸP

    Ăn gì hôm nay để khỏe ngày mai?

Cây chùm Ngây- cái tên nghe là lạ! Nhưng chứa đựng cả một kho tàng dinh dưỡng trong lá , thân, vỏ rễ của cây chùm ngây. Cây chùm ngây nhiều dinh dưỡng và nhiều công dụng phục vụ cho sức khỏe con người đến nỗi các nhà khoa học phải kêu bằng cái tên đầy ngạc nhiên " cây phép lạ". Các nhà tu hành chế độ ăn kiêng động vật nên thiếu một số chất cần thiết  dẫn đến bệnh tật,chính cây chùm ngây là giải pháp tuyệt vời cho các thầy bởi  hàm lượng dinh dưỡng cao mà cây chùm ngây cung cấp nên được nhà phật gọi là " cây độ sinh"
cây chùm ngây

Đặc biệt hơn, cây chùm ngâycó khả năng kháng sâu bệnh nên trồng trọt cũng không dùng thuốc trừ sâu được mệnh danh là " rau sạch của thế kỉ 21"

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phát động trồng " để chống suy dinh dưỡng toàn cầu" và đang được phát động trồng ở hơn 80 quốc gia  vì hàm lượng dưỡng chất rất cao của cây chùm ngây.

CHÙM NGÂY LÀ SỰ BAN TẶNG TUYỆT VỜI CỦA THIÊN NHIÊN DÀNH CHO CHUNG TA, nhất là vào những thời điểm đầy rủi ro về bệnh tật do nguồn thực phẩm không an toàn như hiện nay.


Thà muộn còn hơn không! Hiểu để đem lại giải pháp tuyệt vời, thiết thực này cho chính bạn và gia đình thân yêu!


Đ biết thêm thông tin khoa học v cây chùm ngây hoc mua trà chùm ngây, rau chùm ngây. Xin vui lòng liên h:

CÔNG TY CỔ PHẦN CONEK 911

Địa chỉ: tầng 1, tòa nhà PVFCo, 43 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM
ĐT: 0938 444 911 – (08) 38 336 911

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Web Bệnh Viện Đa Khoa Long Xuyên

Web Bệnh viện Đa Khoa Long Xuyên






Web Bệnh viện Đa Khoa Long XuyênChùm ngây là một cây khá đặc biệt, tuy không thuộc họ Đậu nhưng lại cho quả có hình dáng tương tự như những cây trong họ đậu. Chùm ngây vừa là một cây thực phẩm đồng thời cũng là một nguồn dược liệu khá đặc biệt. Cây rât hữu dụng cho các quốc gia nghèo.Cây tuy có nguồn gốc tại Ấn độ nhưng đã được trồng tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả tại đảo Phú quốc.

Drumstick Bean - Cây thực phẩm và cây thuốc.
 Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng

Chùm ngây là một cây khá đặc biệt, tuy không thuộc họ Đậu nhưng lại cho quả có hình dáng tương tự như những cây trong họ đậu. Chùm ngây vừa là một cây thực phẩm đồng thời cũng là một nguồn dược liệu khá đặc biệt. Cây rât hữu dụng cho các quốc gia nghèo.Cây tuy có nguồn gốc tại Ấn độ nhưng đã được trồng tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả tại đảo Phú quốc.
Tên Khoa học và các tên khác :
Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae
(Moringa, có lẽ do từ tên Mã lai của cây : murinna ; oleifera = có chứa dầu. Tên Anh ngữ drumstick bean do ở hình dạng của hạt giống như dùi trống)
- Các tên khác : Horseradish tree, Behen, Ben Nut Tree, Drumstick Tree, Indian Horseradish. Noix de Bahen (Pháp)


Đặc tính thực vật :
Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao 5 đến10m. Lá kép (có thể đến 3 lần= triple-pinnate) dài 30-60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12-20 mm hình trứng mọc đối có 6-9 đôi. Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ. Quả dạng nang treo, dài 25-30cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên; dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan.
Cây trổ hoa vào các tháng 1-2


Thành phần hóa học :
Rễ chứa :
Glucosinolates : như
- 4-(alpha-L-rhamnosyloxy)benzyl glucosinolate (chừng 1%) sau khi chịu tác động của myrosinase, sẽ cho 4-(alpha-L-rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate
- Glucotropaeolin (chừng 0.05%) sẽ cho benzylisothiocyanate.


Hạt chứa :
Glucosinolates ( như trong rễ) : có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được khử chất béo.
Các acid loại phenol carboxylic như 1-beta-D-glucosyl-2,6-dimethyl benzoate.
Dầu béo (20-50%) : phần chính gồm các acid béo như oleic acid (60- 70%), palmitic acid (3-12%), stearic acid (3-12%) và các acid béo khác như behenic acid, eicosanoic và lignoceric acid..


Lá chứa :
Các hợp chất loại flanonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpha-rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-beta-glucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside. (Natu ral Product Research Số 21-2007)

Thành phần dinh dưỡng :
Lá : 100 gram phần đọt lá ăn được chứa :                                                          
                                                                  Lá tươi                   Lá nấu chín
- Calories                                                 64                             60
- Chất đạm                                               9.40 g                       5.27 g
- Chất béo                                                1.40 g                       0.93 g
- Chất sơ                                                   1.50 g                      1.72 g
- Sắt                                                          4.00 mg                   2.32 mg
- Magnesium                                            147 mg                    151 mg
- Phosphorus                                            112 mg                     67 mg
- Potassium                                               337 mg                    344 mg
- Sodium                                                    9 mg                        9 mg
- Beta Carotene (A)                                  7564 IU                   7013 IU
- Thiamine (B1)                                        0.257 mg                 0.222 mg
- Riboflavine (B2)                                    0.660 mg                 0.509 mg
- Niacin (B3)                                             2.220 mg                 1.995 mg
- Pyridoxine (B6)                                      1.200 mg                    n/a
- Ascorbic Acid ờ                                      51.7 mg                    31.0 mg

Quả (Nang có chứa hạt) : 100 gram phần ăn được chứa:

                                                               Nang tươi                   Nang khô
- Calories                                                   37                               36
- Chất đạm                                                 2.10 g                        2.09 g
- Chất béo                                                  0.20 g                        0.19 g
- Chất sơ                                                    1.30 g                        1.84 g
- Calcium                                                   30 mg                        20 mg
- Sắt                                                           0.36 mg                     0.45 mg
- Magnesium                                              45 mg                        42 mg
- Phosphorus                                              50 mg                       49 mg
- Potassium                                                461 mg                     457 mg
- Sodium                                                    42 mg                       43 mg
- Beta Carotene (A)                                   74 IU                        70 IU
- Thiamine (B1)                                         0.053 mg                  0.046 mg
- Riboflavine (B2)                                     0.074 mg                  0.068 mg
- Niacin (B3)                                             0.620 mg                  0.590 mg
- Pyridoxine (B6)                                       0.120 mg                      n/a
 
Những nghiên cứu khoa học về Chùm ngây :
 
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo thuộc 'Thế giới thứ Ba' nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn độ, Philippines, và Phi châu..
Tính cách đa dụng của Moringa oleifera :

Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Moringa oleifera được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan :

"Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đớn và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics.. Cây Moringa cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, quercetin, beta-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Ngoài khả năng thanh lọc nước và giá trị dinh dưỡng cao, M.oleifera còn là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh : Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á" (Phytotherapy Research Số 21-2007)

Hoạt tính kháng nấm gây bệnh :


Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm ngây đến 44 hóa chất.(Bioresource Technology Số 98-2007)

Tác dụng của quả Chùm ngây trên chlolesterol và lipid trong máu:
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quả Chùm ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm ngây hay Lovastatin : mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86-2003).


Các hoạt tính Chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu:
Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm ngây đã được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thử nghiệm trên ruột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan vả tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng : Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phù gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg; và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992).


Các chất gây đột biến genes từ hạt Chùm ngây rang chín:
Một số các hợp chất các chất gây đột biến genes đã được tìm thấy trong hạt chùm ngây rang chín : Các chất quan trọng nhất được xác định là 4(alpha-L-rhamnosyloxy)phenylacetonitrile; 4-hydroxyphenylacetonitri le và 4-hydroxyphenyl-acetamide. (Mutation Research Số 224-1989)


Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm ngây :
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chĩ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm 'deciduoma' liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Tác dụng ngừa thai của Rễ Chùm ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988).


Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm ngây:
4(alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm ngây (trong hạt Chùm ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981)


Hoạt tính cũa Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate:
Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn độ) trên chuột bị gây sạn thận oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ và lõi gỗ Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận (Journal of Ethnopharmacology Số 105-2006).


Dùng hạt Chùm ngây để lọc nước:
Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất 'đa điện giải' (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1), dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005)
 
Chùm ngây trong dược học dân gian :
 
Ấn độ : Chùm ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ : Shobhanjana.
Chùm ngây là một trong những cây thuốc 'dân gian' rất thông dụng tại Ấn độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện) ; trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp.


Pakistan : Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật o­ng đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đüa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng..


Trung Mỹ : Hạt Chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán
Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.


Việt Nam : Tại Việt Nam, Rễ Chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau.

Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý :
 
Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa.
Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan.
Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm.
Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.


Tài liệu tham khảo :
Medicinal Plants of India (S.K. Jain & Robert DeFilipps)
PDR for Herbal Medicines (3rd Edition)
Medicinal Plants of India and Pakistan ( J.F. Dastur)
Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Handbook of Medicinal Herbs (J. Duke)

Disclaimer: Đây là bài tham khảo, không dùng để tự trị liệu.

TAGS: Drumstick, Moreinga Oleifera, M. Pterigosperma, Glucosinolates, Flanonoids, Tran Viet Hung
Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng
(Theo yduocngaynay.com)
Nguồn: http://www.benhvienlongxuyen.com/nuke/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8428



Đ biết thêm thông tin khoa học v cây chùm ngây hoc mua trà chùm ngây, rau chùm ngây. Xin vui lòng liên h:


CÔNG TY CỔ PHẦN CONEK 911

Địa chỉ: tầng 1, tòa nhà PVFCo, 43 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM
ĐT: 0938 444 911 – (08) 38 336 911

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

TRÀ CHÙM NGÂY- GIẢI PHÁP GIÚP CÂN BẰNG VÀ GIẢM THIỂU HAO HỤT DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI

TRÀ CHÙM NGÂY- GIẢI PHÁP GIÚP CÂN BẰNG VÀ GIẢM THIỂU HAO HỤT DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI


Lời khuyên dinh dưỡng cho người cao tuổi






Khi tuổi càng cao, các cơ quan tiêu hóa hoạt động cũng kém dần, ăn khó tiêu và dễ táo bón.
Dĩ nhiên là việc hấp thu thức ăn cũng kém dần đi. Vì vậy, việc ăn thế nào đối với người cao tuổi là cả một vấn đề cần cân nhắc để làm sao bảo đảm hợp lý. So với lúc còn trẻ (25 tuổi), nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, trên 70 tuổi giảm đi 30%.

Người cao tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu, thường mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, rất dễ có nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, cần tránh uống rượu, kể cả rượu thuốc. Đối với rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia có thể dùng được nhưng chỉ với liều nhỏ.

Những lời khuyên sau đây của các chuyên gia về dinh dưỡng thiết nghĩ rất đáng để chúng ta quan tâm, áp dụng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi: Cần giảm mức ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm cơm; giảm ăn thịt, mỡ, đường, muối; ăn thêm đậu, lạc, vừng, cá; ăn nhiều rau tươi, quả chín. Đặc biệt, nên dùng rau cây chùm ngây hoặc trà chùm ngây mỗi ngày. Đây là thành phần dinh dưỡng vô cùng thiết yếu để duy  trì sức khỏe cho người cao tuổi.


Tổng quan về thành phần dinh dưỡng từ cây chùm ngây:
Theo nghiên cứu khoa học 100gram chùm ngây có hơn 90 chất dinh dưỡng gồm:
  • Cây chùm ngây có  Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam
Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.
  •  Cây chùm ngây có Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt
Vitamin A hoạt động chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim
  • Cây chùm ngây có Calcium 4 lần nhiều hơn sữa
Hỗ trợ xương khớp, Giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..
  • Cây chùm ngây có Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi
Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể..
  • Cây chùm ngây có Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua
Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, có từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.
  • Cây chùm ngây có Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối
Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh, hỗ trợ cho trí nhớ…
Và nhiều chất dinh dưỡng  khác ….
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. (Phytotherapy Research Số 21-2007).
(Theo TraChumNgay.com)

Đ biết thêm thông tin khoa học v cây chùm ngây hoc mua trà chùm ngây, rau chùm ngây. Xin vui lòng liên h:

CÔNG TY CỔ PHẦN CONEK 911

Địa chỉ: tầng 1, tòa nhà PVFCo, 43 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM
ĐT: 0938 444 911 – (08) 38 336 911

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

3 LOẠI CÂY THẦN DIỆU SẼ LÀ CỨU TINH CỦA LOÀI NGƯỜI

3 loài cây thần diệu sẽ là cứu tinh của loài người

3 loài cây thần diệu sẽ là cứu tinh của loài người3 loài cây thần diệu sẽ là cứu tinh của loài người
Nhiều người có tâm lý lo lắng, chán chường khi cho rằng thế giới ngày nay đang đầy ắp các rủi ro, nhưng bạn sẽ nghĩ sao nếu biết rằng trong môi trường thiên nhiên, các loài cây cỏ và nấm có thể được vận dụng tạo thành các giải pháp khắc phục các sự

Biệt dược Ibogaine: chống các chứng nghiện
Ibogaine là tên của một biệt dược ảnh hưởng đến trí tuệ có nguồn gốc từ thiên nhiên, chính xác là nó được chiết xuất từ một loài cây thành viên của họ Trúc Đào (Apocynaceae) hay còn được biết đến dưới tên gọi là Iboga (tên khoa học là Tabernanthe iboga).

Mặc dù vào năm 1962, loài cây Iboga lần đầu tiên được quảng cáo như là biệt dược chống các chứng nghiện được giới thiệu bởi Howard Lotsof, nhưng người phương Tây mãi sau đó một thế kỷ mới biết đến bí mật này. Ở Pháp, biệt dược Ibogaine được tiếp thị dưới cái tên là "Lambarene" - là một loại thuốc Tây có tác dụng cho người ăn kiêng.


Ibogaine là một loại Indole Alkaloid được chiết xuất từ cây Iboga. Vào đầu thập niên năm 1960, các nhà khoa học đã mở ra một cuộc điều tra nhằm tìm hiểu những khả năng thần kỳ của biệt dược Ibogaine trong việc "đánh sập" các chứng nghiện do việc sử dụng methadone, heroin, rượu và cocaine. Mặt khác Ibogaine cũng được tiêm vào trong cơ thể, giúp cho các nhà khoa học làm sáng tỏ các ảnh hưởng tâm lý cũng như các trạng thái hành vi hoặc những trục trặc liên quan khác.


Tuy nhiên, liệu pháp sử dụng biệt dược Ibogaine ứng dụng cho người nghiện ma túy cũng là đề tài cho một số cuộc tranh luận. Vì những lý do an toàn, cho nên ở Mỹ và một số ít các quốc gia liên quan, người ta xây dựng các phương án sử dụng được giới hạn một cách ngặt nghèo nhất. Cả Canada và Mêhicô đều cho phép việc sử dụng liệu pháp Ibogaine trong việc điều trị bệnh nhằm tìm hiểu cơ chế giải độc tố của nó.


Hiện tại, biệt dược Ibogaine được sử dụng để điều trị bệnh tại 12 quốc gia nằm trên 6 châu lục trong cơ chế giải độc cho những người mắc chứng nghiện methadone, heroin, cồn, bột cocaine, cocaine tinh chế và methamphetamine cũng như ứng dụng trong điều trị cơ chế tâm lý nội thể và các bệnh học liên quan đến tâm thần.

 Cây Chùm ngây.
Cây chùm ngây: chống suy dinh dưỡng toàn cầu, làm sạch nguồn nước
Loài cây chùm ngây, thuộc giống Moringa, là một loài cây được canh tác rộng rãi khắp thế giới. Loài cây này có giá trị dinh dưỡng khá cao và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân cây khá mảnh khảnh, thân cành phân nhiều nhánh khác nhau, cây cao xấp xỉ 10m. Nhưng nếu trồng làm thức ăn thì nên bấm ngọn cây khi cây cao khoảng 1m, để từ đó cành nhánh phân bố như tán dù, và khi cây ra trái cũng dễ dàng thu hái hơn. Cây chùm ngây được xem là một trong những loài cây hữu dụng bậc nhất thế giới khi mà toàn bộ các phần trên cây chùm ngây đều có thể được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ cho các mục đích khác.
 Lá cây chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáng kể là thành phần beta-carotene, vitamin C, chất đạm, chất sắt và kali. Cây chùm ngây còn là nguồn cung cấp đáng kể canxi và phốt-pho. Hạt của quả chùm ngây còn có tác dụng tăng cường sinh lực, dùng để điều chế làm thuốc trị chứng bất lực ở đàn ông hoặc làm tăng cường khả năng ham muốn ở đàn bà.

Trong hạt chùm ngây có chứa từ 38 - 40% dầu ăn được (còn gọi là dầu ben). Thứ dầu nguyên chất từ hạt quả chùm ngây rất trong, không mùi, để lâu không trở mùi như các loại dầu thực vật khác. Bột hạt chùm ngây sau khi ép dầu, phơi khô có thể được dùng để làm tác nhân làm trong sạch các nguồn nước bị nhiễm bẩn. Vỏ cây, nhựa cây, rễ cây, lá, hạt, dầu và hoa của cây chùm ngây đều được dùng để làm thuốc trị bệnh cứu người tại một số quốc gia trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cây chùm ngây được sử dụng trong việc đấu tranh chống suy dinh dưỡng tại nhiều quốc gia, nó là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ em mới sinh ra và những người mẹ vừa mới sinh con. Đặc biệt ba tổ chức phi chính phủ là tổ chức "Cây Đời", tổ chức "Nhà thờ Thế giới" và tổ chức "Giáo dục cảnh báo về đói nghèo", đã ủng hộ cho cây chùm ngây là "loài cây dinh dưỡng của xứ sở nhiệt đới". Lá chùm ngây có thể ăn tươi, nấu chín hay bảo quản dưới dạng bột trong suốt nhiều tháng mà không cần sử dụng đến tủ lạnh, và cũng không hề mất đi giá trị dinh dưỡng khi để lâu. Cây chùm ngây đặc biệt được dùng làm thức ăn tại xứ sở nhiệt đới vì nó vẫn còn lá tươi tốt cho mãi đến cuối mùa khô mặc dù vào thời điểm đó thì các loại thực phẩm khác trở nên khan hiếm. Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin A hơn cả cà rốt, nhiều canxi hơn sữa, nhiều sắt hơn rau muống, nhiều vitamin C hơn cam chanh, nhiều kali hơn chuối, và nhiều chất đạm hơn trứng và sữa.
 Nấm sò.
Nấm Sò: Tác dụng tẩy sạch váng dầu hoả, chống ô nhiễm môi trường
Nấm sò, tên khoa học là Pleurotus ostreatus, là một loài nấm có thể ăn được. Lần đầu tiên loài nấm này đã được canh tác tại Đức và ngày nay nó đã trồng trọt khắp thế giới. Nấm sò ngoài mặt làm thức ăn thì nó còn dùng làm thuốc chữa bệnh, trong thành phần của nấm có tồn tại chất lovastatin có khả năng làm giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu.

Nấm sò lan rộng và ưa mọc trong các khu rừng cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nó ưa mọc trên thân các cây gỗ rụng lá theo mùa, đặc biệt là trên thân gỗ cây sồi. Nấm sò có thể tiêu diệt và "ăn thịt" loài giun tròn, hành vi ăn thịt động vật này được xem là cách thức giúp cho nấm sò có thể tiếp nhận thêm khí nitơ. Vụ thảm họa tràn dầu trên vịnh Mêhicô đã tạo ra một cơn ác mộng tiềm tàng làm đe doạ tất cả các hệ sinh thái tự nhiên tại những vùng bị ảnh hưởng, gây hiện tượng nước biển và sông ngòi ven biển bị nhiễm độc. Nhưng theo các báo cáo mới nhất thì một số các nhà khoa học gần đây đã sử dụng một số loài nấm, trong đó có nấm sò được dùng để làm sạch ô nhiễm do váng dầu.


Trong nhóm các nhà khoa học này có nhà nấm học Paul Stamets, hiện nay ông đang làm việc tại phòng thí nghiệm Battelle đã quả quyết cho rằng những đặc tính của loài nấm sò có khả năng làm "phân tách" cấu trúc hydrocarbos, giảm thiểu sự tập trung của dầu điêzel nhiễm độc trong đất từ 10.000 PPM (phần triệu) xuống ít hơn 200 PPM (phần triệu) chỉ trong vòng 16 tuần xử lý. Trong một thông cáo báo chí trích dẫn về thảm họa tràn dầu Deep Horizon, nhà nấm học Stamets công bố rằng loài nấm sò có khả năng dung hoà với nước mặn và vì vậy ông đang nghiên cứu nhằm phát triển một loại "hàng rào nấm" được chế từ trấu và nấm sò.


Những "hàng rào nấm" này có thể thẩm thấu và khử nhiễm các mảng dầu trôi nổi trên mặt nước. Những bãi biển và các vùng đầm lầy bị ảnh hưởng từ vụ tràn dầu ở vịnh Mêhicô có thể áp dụng công nghệ này để làm sạch nguồn nước, cũng như khử các chất độc, vi khuẩn và ô nhiễm phân bón đang trực tiếp đầu độc những hệ thống cung cấp nước ngọt trên đất Mỹ. Nếu Việt Nam chúng ta cũng áp dụng công nghệ này thì vấn đề ô nhiễm sẽ được xử lý triệt để, tái tạo cảnh quan môi trường nước trong lành và an toàn với nhu cầu sử dụng của người dân.
            NGUYỄN THANH HẢI  (Theo WHO, Health, Science)
Xem thêm tại : http://suckhoedoisong.vn/20109715037570p0c19/3-loai-cay-than-dieu-se-la-cuu-tinh-cua-loai-nguoi.htm



Đ biết thêm thông tin khoa học v cây chùm ngây hoc mua trà chùm ngây, rau chùm ngây. Xin vui lòng liên h:

CÔNG TY CỔ PHẦN CONEK 911

Địa chỉ: tầng 1, tòa nhà PVFCo, 43 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM
ĐT: 0938 444 911 – (08) 38 336 911